Các dân chơi đã biết đến luật độ xe ở Việt Nam hay chưa? Tại Việt Nam việc độ xe chưa được hợp pháp hóa, do đó các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu phương tiện sẽ nếu tự ý thay đổi hình dáng, kích thước đặc tính của xe sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Vậy, làm sao để việc độ xe không bị phạt? Mức phạt đối với lỗi độ xe tự ý thay đổi kết cấu xe là bao nhiêu? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm hiểu chính xác hơn về xe độ và mức phạt hiện nay.
Thế nào là độ xe?
Độ xe được dùng nhằm thể hiện cho việc thay thế và làm mới cho chiếc xe của mình khác đi so với nguyên bản ban đầu. Có rất nhiều lý do khiến dân chơi đam mê độ xe. Thông thường nhiều người muốn chiếc xe của mình trở nên khác biệt hơn so với sản phẩm nguyên bản từ nhà sản xuất.
Luật độ xe ở Việt Nam quy định rất rõ ràng cấm thay đổi màu sơn và thiết kế ban đầu. Trường hợp tự ý thay đổi hình dáng, kích thước và màu sơn không đúng so với giấy đăng ký xe, chủ sở hữu sẽ bị phạt tiền. Thế nên, trước khi tung ra trên thị trường các sản phẩm mới nhiều nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận. Với mục đích chính nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và mục đích sử dụng.
Độ xe nếu không tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng,… thì rất dễ ảnh hưởng và gây tai nạn giao thông. Do đó. luật độ xe ở Việt Nam đã quy định không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thể và cấu tạo của xe. Tuy nhiên, nếu việc thay thế các phụ kiện bên ngoài mà không làm ảnh hưởng đến an toàn vẫn được cho là hợp pháp.
Có những kiểu độ xe nào?
Hiện nay, độ xe rất phổ biến. Vậy, có những kiểu xe độ nào được ưa chuộng? Hãy cùng tham khảo ngay 2 kiểu xe độ dưới đây:
Độ ngoại thất: Nghĩa là các lò độ xe sẽ làm thay đổi hình dáng bên ngoài của chiếc xe. Với mục đích mang đến một chiếc xe đẹp và khác biệt, độc đáo hơn so với kiểu dáng nguyên bản ban đầu.
Độ nội thất: Tức là độ lại máy nhằm để cải thiện lại sức máy với mục đích chính là cao tốc độ cho xe.
Theo quy định pháp luật độ xe có vi phạm không?
Trên các phương tiện giao thông đường bộ anh em sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều mẫu xe độ. Đa dạng các phong cách khác nhau lại thể hiện được cá tính như có xe độ đèn, độ pô hay có xe màu sắc cực kỳ bắt mắt… Ngoài ra, rất dễ nhận thấy những phương tiện này bao giờ cũng có những điểm khác biệt về thiết kế cũng như những tính năng đặc biệt hơn.
Theo bạn, độ xe liệu có vi phạm pháp luật hay không? Độ xe có bị phạt và vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào người sở hữu thay đổi như thế nào? Hãy cùng đón xem:
Luật độ xe ở Việt Nam quy định như thế nào?
Luật độ xe ở Việt Nam quy định đường bộ là các phương tiện di chuyển, đi lại công khai trên các con đường. Những phương tiện giao thông đường bộ sẽ bao gồm toàn bộ các phương tiện như: ô tô, xe máy, máy kéo… Các loại mô tô hai bánh, 3 bánh, xe gắn máy được lưu thông bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khác.
Nếu người chủ xe có tác động thay đổi thiết kế về ngoại hình, kết cấu, cấu tạo, màu sắc tổng thể các phương tiện kể trên khác với giấy phép đăng ký xe và gây hại đến động cơ và độ an toàn của phương tiện thì bị cho là vi phạm luật độ xe ở Việt Nam.
Chẳng hạn như việc thay bóng đèn không đúng tiêu chuẩn, quy định khiến người đi đường bị chói mắt. Hay độ lốp xe mà không đúng kích thước làm sai lệch thông số đồng hồ tốc độ. Bên cạnh đó, còn chưa kể các lò độ xe còn thay đổi công suất động cơ với mục đích giúp xe chạy nhanh hơn và dễ đạt tốc độ tối đa Mặt khác luật độ xe ở Việt Nam đã quy định việc can thiệp vào thiết kế và làm thay đổi công suất của xe nếu gây ra nguy hiểm cho người trực tiếp tham gia giao thông và ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông khác sẽ bị xem là vi phạm luật độ xe ở Việt Nam. Đây là hành vi vi phạm yêu cầu người tham gia giao thông đường bộ nên lưu ý.
Có trường hợp thay thế các phụ kiện khác ở phạm vi bên ngoài nhưng không gây ảnh hưởng đến tổng thể và độ an toàn khi tham gia giao thông thì vẫn không vi phạm luật độ xe ở Việt Nam.
Như thế nào là thay đổi kết cấu xe?
Căn cứ vào Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chủ phương tiện khi tham gia giao thông cần đảm bảo: Trước hết khi tham gia giao thông đường bộ nên bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật cũng như hãy bảo vệ môi trường:
Việc sửa chữa, lắp ráp hay cải tạo và bảo dưỡng, nhập khẩu xe cơ giới… cần tuân thủ đúng theo quy định và đảm bảo độ an toàn khi tham gia giao thông. Luật độ xe ở Việt Nam cũng đã đưa ra rất cụ thể: không được thay đổi kết cấu xe, tổng thành, hệ thống của xe không đúng so với thiết kế ban đầu hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Chủ phương tiện, người tham gia giao thông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định pháp luật. Chính vì vậy, chủ phương tiện giao thông cần tuân thủ và thực hiện nghiêm theo quy định đã được phê duyệt. Nhất định không được thay đổi như vậy sẽ vi phạm vào luật độ xe ở Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết về việc độ xe như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định cụ thể và cấm chủ phương tiện khi tham gia giao thông khi có các hành vi như sau:
– Sử dụng xe cơ giới cùng với các loại xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
– Không được thay đổi hình dạng, linh kiện, kích thước và phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi mang đi kiểm định.
– Luật độ xe ở Việt Nam không cho phép chủ xe lắp đặt và sửa chữa còi, đèn xe không đúng với tiêu chuẩn thiết kế ban đầu quy định của nhà sản xuất so với từng loại xe. Bên cạnh đó, chỉ sở hữu phương tiện cũng không được sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông và gây rối trật tự công cộng.
Luật độ xe ở Việt Nam quy định về mức phạt như thế nào?
Mọi người đã biết độ xe bị phạt bao nhiêu và mức phạt đối với từng trường hợp cụ thể như thế nào hay chưa? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để không bỏ lỡ về việc độ xe có bị phạt không nhé:
Đối với xe máy và xe mô tô
Luật độ xe ở Việt Nam quy định phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với những cá nhân vi phạm. Phạt tiền từ 1 triệu 600 nghìn đồng đến 4 triệu đồng đối với các tổ chức là chủ xe mô tô và xe gắn máy cùng các loại xe tương tự nhằm thực hiện hành vi vi phạm:
- Chủ sở hữu xe tự ý cắt, sửa chữa và đục lại số khung, số máy. Sau đó, đưa phương tiện đã bị cắt, sửa chữa đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông đường bộ.
- Chủ sở hữu xe tư ý thay đổi khung, kích thước và hình dáng cũng như đặc tính của xe.
Đối với xe ô tô phạt như thế nào?
Luật độ xe ở Việt Nam quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và không tuân thủ. Phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô cùng các phương tiện tương tự xe ô tô thực hiện hành vi tự ý cắt và sửa chữa là số khung, số máy. Sử dụng phương tiện đã cắt, thay đổi sửa chữa số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.
- Tự ý thay đổi về các động cơ và kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Hoặc tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe và lắp ráp thêm nhiều tính năng mới mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ sở hữu cải tạo và sửa chữa xe ô tô khác trở thành xe ô tô chở khách.
Ngoài ra, theo luật độ xe ở Việt Nam quy định chủ sở hữu còn bị tịch thu phương tiện giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Đồng thời, luật độ xe Việt Nam sẽ quy định buộc phải sở hữu sẽ khôi phục lại nhãn hiệu, hình dáng, kích thước cùng với màu sơn đúng theo trong giấy đăng ký xe theo quy định.
Mách nhỏ bí kíp độ xe không bị phạt
Khi độ xe dân chơi cần phải đáp ứng luật độ xe ở Việt Nam theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn và thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hãy lựa chọn những hãng độ xe nổi tiếng trên thế giới lại là những đơn vị đã tuân thủ nghiêm ngặt và tuyệt đối những quy định này. Họ phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất để thử nghiệm và đưa ra được những phụ kiện đạt chuẩn.
Ngoài ra, tại các nước tiên tiến việc độ xe còn có cơ quan chuyên biệt để hỗ trợ, kiểm tra nhằm rút ra được quy trình vận hành đúng. Luật độ xe ở Việt Nam quy định, việc thay thế một số phụ kiện bên ngoài sẽ không làm ảnh hưởng đến an toàn và sẽ không bị cấm. Tuy nhiên, luật phá sẽ không cho phép các chủ xe tự ý đổi kết cấu, sửa chữa cấu tạo xe. Chẳng hạn như làm tăng công suất thay đèn, thay lốp và thay đổi màu sơn… không đúng chuẩn.
Chính vì thế, mọi người cần tuân thủ theo luật độ xe ở Việt Nam để không vi phạm pháp luật. Như vậy, dân chơi sẽ độ xe hợp pháp và không bị phạt tiền.
Lời kết
Trên đây chính là tổng quan về bài viết luật độ xe ở Việt Nam được quy định như thế nào? Qua bài viết trên chắc hẳn anh em đã có cái nhìn tổng quan hơn về hành vi độ xe có bị phạt không? Và mức phạt khi độ xe bao nhiêu? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp anh em phần nào giải đáp được thắc mắc. Và đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn những câu hỏi nào cần hỗ trợ và giáp đáp.